27/07/2017
Luật
kinh doanh bất động sản có hiệu lực năm 2015 quy định các chủ đầu tư
trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai (dự án) phải được ngân
hàng bảo lãnh; đồng thời phải được cấp giấy phép huy động vốn (sau khi
đã xây xong nền móng).
Đó là 2 trong số nhiều yếu tố cần thiết mà người mua nhà cần nắm rõ và yêu cầu chủ đầu tư phải
cung cấp trước khi ký hợp đồng mua bán. Nội dung này được bàn luận tại
tọa đàm "Tránh rủi ro khi mua bán nhà dự án", do báo Pháp luật TP HCM tổ
chức sáng 27-7.
Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng pháp
chế ngân hàng Phương Đông (OCB), cho biết thêm là tùy theo chính sách
tín dụng của mỗi ngân hàng mà xem xét bảo lãnh dự án cho chủ đầu tư. Tuy
vậy, tất cả đều phải dựa trên các yếu tố tiên quyết là dòng tiền, năng
lực, thương hiệu, uy tín của chủ đầu tư mà ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư
dùng tài sản đảm bảo là gì.
Ông
Lê Thiết Hùng, Giám đốc Pháp chế ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), cho biết
việc cấp chứng thư bảo lãnh là nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng.
Chứng thư này là lời hứa của ngân hàng với người mua nhà. Theo đó, nếu
chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng sẽ hoàn trả lại số
tiền mà người mua đã đóng.
Giám
đốc phát triển kinh doanh Công ty Bất động sản Phúc Khang, ôngTrương
Anh Tú than phiền doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi thực hiện thủ
tục bảo lãnh dự án, như quá trình xét duyệt, tài sản đảm bảo hay phí bảo
lãnh chưa thống nhất như cho dự án hay theo từng giai đoạn phát triển
dự án… Các nội dung này thường kéo dài và chi phí tăng sẽ đẩy về phía
khách hàng.
Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Him Lam, ông
Ngô Quang Phúc, cho rằng ngoài hai yếu tố tiên quyết để khách hàng chọn
mua nhà ở một dự án là giấy phép chấp thuận huy động vốn của Sở Xây
dựng cấp và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng thì để an tâm hơn, người
mua nhà cần phải xem xét lịch sử của chủ đầu tư. Như chủ đầu tư có giao
nhà đúng hạn? chất lượng nhà có tốt không? Hoặc có thể hỏi thăm cư dân
sống ở những dự án trước đó của chủ đầu tư xem họ phản hồi thế nào thì
mọi thứ sẽ rõ hơn. "Ở Him Lam, ngay từ khi ký hợp đồng mua bán với khách
hàng, công ty đã cam kết nếu đến thời hạn mà chưa giao nhà sẽ hoàn trả
toàn bộ số tiền đã đóng, đồng thời sẽ trả lãi bằng lãi suất 13 tháng
trên tổng số tiền khách hàng đã đóng" - ông Phúc chia sẻ.
Đại
diện các doanh nghiệp cũng cho biết trong thời gian khó khăn của thị
trường bất động sản, nhất là giai đoạn 2011-2013 đã đào thải nhiều chủ
đầu tư thiếu năng lực. Hiện tại, đa số các chủ đầu tư đủ chuyên nghiệp
và có năng lực thật sự mới có thể cạnh tranh được trên thị trường vì
vậy, đây cũng là tín hiệu tích cực, tốt cho người mua.
Tuy vậy, Theo Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, ông
Trần Khánh Quang lưu ý đối với các dự án cũ, triển khai trước khi quy
định cấp chứng thư bảo lãnh khách hàng phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp
chứng thư bảo lãnh của dự án. Cần thiết nên đi vay một ít vốn tại ngân
hàng để chính ngân hàng kiểm tra các cơ sở pháp lý dự án của dự án đó.
Bởi nếu không có các hồ sơ, đủ điều kiện bán, đủ năng lực thực hiện thì
các ngân hàng sẽ không cho vay.
Còn
theo ông Trương Anh Tú, quy định của luật chỉ yêu cầu đầu tư cấp chứng
thư bảo lãnh chung của dự án cho khách hàng. Nếu khách hàng muốn lấy bản
chính, không phải bản photo thì có thể phải chịu đóng khoản phí nhỏ để
ngân hàng cấp riêng.
Theo Người Lao Động