Hàng loạt doanh
nghiệp (DN) Bất Động Sản niêm yết đã và đang tích cực chuẩn bị cho kế hoạch tung
hàng. Ngay cả những dự án “treo" mấy năm qua, giờ đây cũng đang được gấp
rút khởi động lại.
Từ những DN tay ngang
Dự án chuyển đổi công năng trụ sở chính tại 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội của CTCP Thiết bị Bưu điện (Postef, mã POT) tưởng chừng bị “chìm xuồng” sau gần 3 năm “đắp chiếu”, bất ngờ có bước chuyển mới.
Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2014 diễn vừa qua, Ban lãnh đạo Postef cho biết, Dự án đã được phê duyệt quy hoạch 1/200, thủ tục cấp phép cũng đơn giản hơn, vì bước cao nhất là Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xong. Dự án cũng đã thực hiện di dời, giải phóng mặt bằng xong và Công ty không phải chịu nghĩa vụ tài chính nào. Bên lề cuộc họp, lãnh đạo Postef cũng cho biết, do thị trường tích cực, dự án đã nhận được sự quan tâm của nhiều đối tác, nên thuận lợi ở đầu ra.
Tại CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (CII), dù đầu tư bất động sản không phải là mảng đóng góp tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Công ty, nhưng CII cũng đã có những động thái ưu tiên cho lĩnh vực này, bên cạnh hoạt động kinh doanh chính. Ngoài việc mua cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn của một số doanh nghiệp bất động sản, CII cũng thành lập một công ty bất động sản trong hệ thống CII để đầu tư các dự án của riêng mình.
Tìm hiểu thông tin từ một đối tác của Postef trong Dự án 61 Trần Phú thì được biết thêm, công việc liên quan đến triển khai dự án đang được các bên gấp rút thực hiện và dự án sẽ sớm được triển khai.
Ngoài Dự án 61 Trần Phú, Postef dự kiến cũng sẽ triển khai Dự án 63 Vũ Trọng Phụng. Theo lãnh đạo Postef, sau thời gian dài chuẩn bị, dự kiến quy hoạch 1/500 của Dự án sẽ có trong vòng mấy tháng nữa.
Theo thông tin công bố của CII, UBND Tp.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép CII được thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và đường trục Bắc - Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng (BT), trong đó, phần đất đối ứng nằm trong Khu đô thị Thủ Thiêm. Với dự án BT này, một dự án bất động sản quy mô khoảng 7.000 tỷ đồng của CII đang được hình thành.
Trong khi đó, CTCP Đầu tư và xây dựng HUD1 (mã HU1) xác định, năm 2014 là năm thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trở lại, nên trong phương án hoạt động năm nay, HUD1 chủ trương đẩy mạnh công tác kinh doanh thu hồi vốn tại Dự án TT4 Linh Đàm (Hà Nội), lập quy hoạch và dự án đầu tư đối với Dự án 176 Định Công (Hà Nội), được phê duyệt quy hoạch 1/500 Dự án Khu đô thị mới Liên Bão (Bắc Ninh). Không chỉ đẩy mạnh các dự án đã và đang thực hiện, HUD1 còn đưa ra kế hoạch tìm kiếm các dự án khu đô thị vừa và nhỏ phù hợp với năng lực của Công ty.
Đến những DN chuyên bất động sản
Tại CTCP Tập đoàn FLC, trong 2 tháng 5 và 6 tới đây, tập đoàn này sẽ thực hiện khởi công hàng loạt dự án lớn ở nhiều phân khúc, từ bất động sản nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đến phân khúc bất động sản nhà ở, khu đô thị… với tổng quy mô lên tới cả chục nghìn tỷ đồng.
Đối với CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG), sau thời gian gặp nhiều khó khăn về nợ nần, chậm trễ về thủ tục hành chính liên quan đến chuyển đổi quy hoạch dự án, Công ty đang tích cực triển khai và có kế hoạch mở bán sản phẩm căn hộ/văn phòng của một loạt dự án.
Thông tin từ Ban lãnh đạo Quốc Cường Gia Lai cho biết, thị trường đang đón nhận tích cực Dự án Giai Việt. Một số dự án khác của Công ty cũng đang được khách hàng quan tâm, sẵn sàng chào mua lô lớn hoặc tiếp cận trở thành đối tác kinh doanh… Đây là chuyển biến tích cực, tạo động lực để Quốc Cường Gia Lai cải thiện dòng tiền và tập trung nguồn lực cho các dự án lớn khác.
Tương tự, tại CTCP Năm Bảy Bảy (NBB), sau một thời gian gặp khó khăn về dòng tiền, nhiều dự án lớn bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, trong năm 2014, Công ty đã lên phương án huy động vốn và đẩy nhanh tiến độ hàng loạt dự án như City Gate, NBB1, NBB3… Một nhịp sống mới tại Công ty đang dần trở lại.
Tìm hiểu rộng hơn kế hoạch hoạt động của các DN niêm yết ngành bất động sản khác cũng cho thấy, hầu hết đều có cái nhìn lạc quan hơn về xu hướng của thị trường. Năm 2014 dường như sẽ là năm nhiều dự án bất động sản được triển khai, qua đó, giúp các DN bất động sản hồi sinh sau nhiều năm chống chọi với “bão”.
Dự án chuyển đổi công năng trụ sở chính tại 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội của CTCP Thiết bị Bưu điện (Postef, mã POT) tưởng chừng bị “chìm xuồng” sau gần 3 năm “đắp chiếu”, bất ngờ có bước chuyển mới.
Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2014 diễn vừa qua, Ban lãnh đạo Postef cho biết, Dự án đã được phê duyệt quy hoạch 1/200, thủ tục cấp phép cũng đơn giản hơn, vì bước cao nhất là Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xong. Dự án cũng đã thực hiện di dời, giải phóng mặt bằng xong và Công ty không phải chịu nghĩa vụ tài chính nào. Bên lề cuộc họp, lãnh đạo Postef cũng cho biết, do thị trường tích cực, dự án đã nhận được sự quan tâm của nhiều đối tác, nên thuận lợi ở đầu ra.
Tại CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM (CII), dù đầu tư bất động sản không phải là mảng đóng góp tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Công ty, nhưng CII cũng đã có những động thái ưu tiên cho lĩnh vực này, bên cạnh hoạt động kinh doanh chính. Ngoài việc mua cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn của một số doanh nghiệp bất động sản, CII cũng thành lập một công ty bất động sản trong hệ thống CII để đầu tư các dự án của riêng mình.
Tìm hiểu thông tin từ một đối tác của Postef trong Dự án 61 Trần Phú thì được biết thêm, công việc liên quan đến triển khai dự án đang được các bên gấp rút thực hiện và dự án sẽ sớm được triển khai.
Ngoài Dự án 61 Trần Phú, Postef dự kiến cũng sẽ triển khai Dự án 63 Vũ Trọng Phụng. Theo lãnh đạo Postef, sau thời gian dài chuẩn bị, dự kiến quy hoạch 1/500 của Dự án sẽ có trong vòng mấy tháng nữa.
Kỳ vọng vào sự hồi phục của thị trường, các DN địa ốc đẩy mạnh triển khai dự án
Theo thông tin công bố của CII, UBND Tp.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép CII được thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và đường trục Bắc - Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng (BT), trong đó, phần đất đối ứng nằm trong Khu đô thị Thủ Thiêm. Với dự án BT này, một dự án bất động sản quy mô khoảng 7.000 tỷ đồng của CII đang được hình thành.
Trong khi đó, CTCP Đầu tư và xây dựng HUD1 (mã HU1) xác định, năm 2014 là năm thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trở lại, nên trong phương án hoạt động năm nay, HUD1 chủ trương đẩy mạnh công tác kinh doanh thu hồi vốn tại Dự án TT4 Linh Đàm (Hà Nội), lập quy hoạch và dự án đầu tư đối với Dự án 176 Định Công (Hà Nội), được phê duyệt quy hoạch 1/500 Dự án Khu đô thị mới Liên Bão (Bắc Ninh). Không chỉ đẩy mạnh các dự án đã và đang thực hiện, HUD1 còn đưa ra kế hoạch tìm kiếm các dự án khu đô thị vừa và nhỏ phù hợp với năng lực của Công ty.
Đến những DN chuyên bất động sản
Tại CTCP Tập đoàn FLC, trong 2 tháng 5 và 6 tới đây, tập đoàn này sẽ thực hiện khởi công hàng loạt dự án lớn ở nhiều phân khúc, từ bất động sản nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, đến phân khúc bất động sản nhà ở, khu đô thị… với tổng quy mô lên tới cả chục nghìn tỷ đồng.
Đối với CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG), sau thời gian gặp nhiều khó khăn về nợ nần, chậm trễ về thủ tục hành chính liên quan đến chuyển đổi quy hoạch dự án, Công ty đang tích cực triển khai và có kế hoạch mở bán sản phẩm căn hộ/văn phòng của một loạt dự án.
Thông tin từ Ban lãnh đạo Quốc Cường Gia Lai cho biết, thị trường đang đón nhận tích cực Dự án Giai Việt. Một số dự án khác của Công ty cũng đang được khách hàng quan tâm, sẵn sàng chào mua lô lớn hoặc tiếp cận trở thành đối tác kinh doanh… Đây là chuyển biến tích cực, tạo động lực để Quốc Cường Gia Lai cải thiện dòng tiền và tập trung nguồn lực cho các dự án lớn khác.
Tương tự, tại CTCP Năm Bảy Bảy (NBB), sau một thời gian gặp khó khăn về dòng tiền, nhiều dự án lớn bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, trong năm 2014, Công ty đã lên phương án huy động vốn và đẩy nhanh tiến độ hàng loạt dự án như City Gate, NBB1, NBB3… Một nhịp sống mới tại Công ty đang dần trở lại.
Tìm hiểu rộng hơn kế hoạch hoạt động của các DN niêm yết ngành bất động sản khác cũng cho thấy, hầu hết đều có cái nhìn lạc quan hơn về xu hướng của thị trường. Năm 2014 dường như sẽ là năm nhiều dự án bất động sản được triển khai, qua đó, giúp các DN bất động sản hồi sinh sau nhiều năm chống chọi với “bão”.
(Theo ĐTCK)