Trước sức hút của thị trường bất động sản cuối năm hầu hết doanh nghiệp hoạt động đến 28 - 29 Tết, thậm chí có nhiều doanh nghiệp nhân viên đăng ký ở lại bán hàng, không về quê ăn Tết.
Doanh nghiệp bất động sản và một mùa Tết không nghỉ
Theo đánh giá của nhiều sàn giao dịch bất động sản, nhu cầu mua nhà của người dân tăng khá mạnh vào những tháng cuối năm. Đặc biệt, thời gian gần đây, lượng giao dịch căn hộ cao cấp cũng tăng trưởng, giao dịch thành công chủ yếu tại những dự án cao cấp đã hoàn thành, các dự án gần trung tâm.
Theo đánh giá của nhiều sàn giao dịch bất động sản, nhu cầu mua nhà của người dân tăng khá mạnh vào những tháng cuối năm. Đặc biệt, thời gian gần đây, lượng giao dịch căn hộ cao cấp cũng tăng trưởng, giao dịch thành công chủ yếu tại những dự án cao cấp đã hoàn thành, các dự án gần trung tâm.
Nhân viên môi giới nhiều công ty BĐS đăng ký ở lại bán hàng, không về quê ăn Tết. Ảnh minh họa.
Hà Nội thông xe tuyến đường "treo" 20 năm
Sau 20 năm "bị treo", dự án đường Trần Phú kéo dài (Ba Đình) cuối cùng cũng hoàn thành với tổng kinh phí 350 tỷ đồng cho 450 mét đường.
Dự án được Ủy ban TP Hà Nội quy hoạch từ năm 1992, tuy nhiên đến 2011 mới lập dự án và bắt đầu triển khai thi công (tháng 7/2014). Theo thiết kế khi đưa vào sử dụng, đường này rộng 12 m, vỉa hè rộng 5 m mỗi bên.
Sau 20 năm "bị treo", dự án đường Trần Phú kéo dài (Ba Đình) cuối cùng cũng hoàn thành với tổng kinh phí 350 tỷ đồng cho 450 mét đường.
Dự án được Ủy ban TP Hà Nội quy hoạch từ năm 1992, tuy nhiên đến 2011 mới lập dự án và bắt đầu triển khai thi công (tháng 7/2014). Theo thiết kế khi đưa vào sử dụng, đường này rộng 12 m, vỉa hè rộng 5 m mỗi bên.
Cửa hàng ăn uống bình dân tràn xuống mặt phố lớn
Thống kê nhu cầu cho thuê mặt bằng của CBRE cho thấy, gần 50% các yêu cầu tìm kiếm diện tích bán lẻ đều nằm ngành hàng này và các yêu cầu dành cho các ăn uống bình dân nhiều hơn là các nhà hàng cao cấp.
“Ngành hàng ăn uống đang dẫn đầu trong việc chiễm lĩnh những vị trí bán lẻ độc đáo và nhóm lại với nhau tại những khu vực đặc biệt như Hồ Tây tại Hà Nội và Hồ Bán Nguyệt tại TP. Hồ Chí Minh”, đại diện CBRE nhận định.
Thống kê nhu cầu cho thuê mặt bằng của CBRE cho thấy, gần 50% các yêu cầu tìm kiếm diện tích bán lẻ đều nằm ngành hàng này và các yêu cầu dành cho các ăn uống bình dân nhiều hơn là các nhà hàng cao cấp.
“Ngành hàng ăn uống đang dẫn đầu trong việc chiễm lĩnh những vị trí bán lẻ độc đáo và nhóm lại với nhau tại những khu vực đặc biệt như Hồ Tây tại Hà Nội và Hồ Bán Nguyệt tại TP. Hồ Chí Minh”, đại diện CBRE nhận định.
Cơn sóng gió của thị trường BĐS vừa qua không chỉ là một bài học xương máu cho các nhà đầu tư trong nước, mà ngay cả những doanh nghiệp ngoại cũng nhanh phải thay đổi để tính kế lâu dài.
Nhiều dự án mác triệu đô hay tỷ đô tại Việt Nam đều phải điều chỉnh chiến lược dự án để có thể "sống sót" trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nhà đầu tư trong nước sau một thời gian học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
930 tỷ đồng xây đường dẫn Cầu Bắc Luân II, Quảng Ninh
Dự án đường dẫn Cầu Bắc Luân II có chiều dài toàn tuyến 3,5km, quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc với 4 làn xe cơ giới; 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80km/h.
Dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT với phương án hoàn vốn cho nhà đầu tư. Tổng nguồn vốn thực hiện dự án trên 930 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu để thực hiện giải phóng mặt bằng 500 tỷ đồng và vốn vay 430 tỷ đồng.
Đà Nẵng: Dân kéo vào cầu vượt ngã ba Huế không cho thi công
Chiều 11/2, hàng chục hộ dân phía Nam công trình cầu vượt ngã ba Huế (quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) đã bao vây công trình yêu cầu đơn vị thi công phải ngừng lại vì ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc kinh doanh của họ.
Hầu hết các hộ buôn bán hai bên công trình cả năm nay không có khách lui tới. Một số hộ còn bức xúc vì trước khi xây cầu vượt, giá lô đất của họ lên đến vài tỷ đồng, nhưng hiện tại bị sút giá trầm trọng, thậm chí không có người mua.
Theo BizLIVE