Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Khó khăn cho phân khúc khách sạn 5 sao

Các khách sạn cao cấp đang gặp phải thách thức từ những nguyên nhân khách quan bên ngoài như nền kinh tế chưa hồi phục, vụ MH370, khủng hoảng chính trị tại Thái Lan... ảnh hưởng tới lượng khách du lịch, thuê phòng. 

Quý IV-2013, thị trường Tp.HCM đón nhận thêm hai khách sạn mới. Theo thống kê của Savills Việt Nam, đến cuối năm 2013, Tp.HCM tổng cộng có 92 khách sạn  từ 3 đến 5 sao với 12.600 phòng, tăng 4% theo quý và 10% theo năm. Con số này được giữ nguyên trong quý I-2014.

Giá phòng trung bình đạt hơn 1,8 triệu đồng một phòng mỗi đêm, không đổi theo quý nhưng tăng 3% theo năm. Trong đó, phân khúc khách sạn 4 sao hoạt động tốt nhất với công suất phòng 81%. Tiếp theo là phân khúc 3 sao với 75% và 5 sao là 70%.

Năm 2012, công suất thuê phòng bình quân trên mỗi khách sạn 5 sao đạt 56,3%. Ở Hà Nội, quý I vừa có thêm một khách sạn 5 sao nữa đi vào hoạt động, nâng tổng số nhóm này lên 14 đơn vị.

 Kinh doanh khách sạn 5 sao tại Tp.HCM năm vừa qua phần lớn chưa có sự đột phá về tăng trưởng

Đánh giá kinh doanh của các khách sạn 5 sao tại Tp.HCM trong năm vừa qua, ông Tào Văn Nghệ, Tổng giám đốc Khách sạn REX cho rằng phần lớn không có sự tăng trưởng đột phá. Thậm chí, qua quý I/2014, doanh thu giảm 1 - 2% so với cùng kỳ, một số khách sạn giảm đến 4 - 5%.

Theo Grant Thornton Việt Nam, doanh thu tính trên mỗi phòng sẵn có (RevPAR) của 3 phân khúc khách sạn giai đoạn 2003 - 2012 tại Việt Nam đa phần đều giảm trung bình khoảng 0,2%. Riêng phân khúc 4 sao giảm đến 4,6%. Tuy nhiên, quý I/2014, RevPAR của 4 sao tại Tp.HCM tăng mạnh với 18%, còn 5 sao lại giảm nhẹ 1%.

"Tình hình chung chưa có nhiều chuyển biến tích cực bởi vẫn còn ảnh hưởng khó khăn của nền kinh tế. Ngoài ra, sự chia sẻ lượng khách từ các khách sạn 3-4 sao cũng góp phần làm doanh thu khách sạn 5 sao sụt giảm”, ông Nghệ nói.

Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Anh Vũ - Tổng giám đốc Khách sạn Majestic nhìn nhận bên cạnh những nguyên nhân về mùa thấp điểm hay cao điểm, việc kinh doanh trong lĩnh vực này còn bị tác động không nhỏ bởi một số yếu tố khách quan.

Tp.HCM hiện có 16 KS 5 sao, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm, nhưng giá phòng, thành phần khách lưu trú và chiến lược tiếp thị là hoàn toàn khác nhau.

Phân tích về nguồn khách lưu trú của khách sạn 5 sao, ông Nguyễn Đức Ngọc -Giám đốc Kinh doanh - Tiếp thị Tập đoàn TD Corp dẫn giải, khách du lịch thường được phân chia thành 3 thị trường gồm khách lẻ (cá nhân), khách đoàn (group) và khách thương nhân (corporate). Đối với nhóm khách đoàn lại được phân chia thành hai loại là doanh nhân (cấp quản lý) và khách đi theo diện thưởng của công ty.

Trong thời điểm kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thường cắt giảm các chi phí công tác của quản lý cấp trung, nếu có cũng chuyển từ 5 sao xuống 3-4 sao. Trong khi đó, nhân viên được công ty thưởng lại có nhiều sự lựa chọn về địa điểm. Đó là lý do khiến công suất của khách sạn 5 sao giảm sút trong vài năm vừa qua.


Cuối tháng 3/2014, kinh doanh khách sạn đang ổn định vì vẫn còn là tháng cao điểm nhưng từ ngày 20/3 trở đi lại sụt giảm đột ngột. Có thể do tai nạn máy bay MH370 hay tình hình chính trị tại Thái Lan khiến những người muốn đi du lịch tiếp tục trì hoãn kế hoạch", ông Vũ chia sẻ.

Song, nhiều nhà điều hành khách sạn nhận định tình trạng này chỉ mang tính chất tạm thời vì khi kinh tế ổn định, thị trường vẫn cần nguồn cung khách sạn hạng sang lớn, đặc biệt ở những khu vực như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang. Thậm chí, ngoại trừ sự tăng trưởng vượt trội cả về công suất lẫn RevPAR của khách sạn 5 sao năm 2007, giai đoạn suy thoái kinh tế, nhiều đơn vị vẫn được giới chuyên môn đánh giá là kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên, theo ông Ngọc, ở đây phát sinh vấn đề khác là đối với nhà quản lý cấp cao (tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT, giới nhà giàu ngoại quốc...), chi phí công tác không bị cắt giảm. Do vậy, những khách sạn hạng sang vẫn kinh doanh tốt.

Nguồn cung khách sạn 5 sao tại Tp.HCM nói riêng và trên phạm vị cả nước nói chung chưa nhiều nhưng mức độ cạnh tranh là không hề nhỏ.

Đại diện Khách sạn Majestic đưa ra giả thiết nếu các khách sạn 5 sao đồng loạt giảm giá xuống còn 60 USD một phòng mỗi đêm thì sẽ như thế nào? Chính sách "bán lỗ” vừa "tự hạ thấp" mình, vừa không đủ kinh phí để bù đắp, nâng cấp bảo trì khách sạn theo đúng chuẩn, khi thị trường trở lại thì "5 sao" sẽ mất khách.

Do đó, thay vì hạ giá, các khách sạn 5 sao luôn "nhìn nhau" và điều chỉnh cho phù hợp với từng mùa, tùy tình hình, hoặc không giảm giá nhưng tạo ra các giá trị cộng thêm về dịch vụ cho khách lưu trú.

Mặc dù không bằng thời điểm đỉnh cao nhưng dư địa phát triển của mảng kinh doanh khách sạn 5 sao còn rất lớn. Nhìn vào thị trường Tp.HCM, ông John Augustin - Giám đốc Điều hành Tập đoàn quản lý The Everly Group cho rằng tình trạng kết quả kinh doanh kém hơn giai đoạn 2007-2008 sẽ không kéo dài lâu. Tp.HCM hay Hà Nội đang ở giai đoạn đầu như các thành phố lớn của Malaysia những năm 80 của thế kỷ trước nên dư địa phát triển còn rất lớn.

Trong vai trò là một nhà đầu tư kiêm cổ đông tại Khách sạn Metropole, ông Andy Ho -  Giám đốc Điều hành Quỹ VOF, thuộc Tập đoàn VinaCapital nhấn mạnh nếu có những cơ hội đầu tư vào khách sạn 5 sao đang hoạt động hiệu quả, đơn vị này sẽ không từ bỏ cơ hội. Sau khi thoái vốn khỏi Khách sạn Legend (Tp.HCM), VinaCapital cũng đang tìm đối tác để bán lại cổ phần tại Khách sạn Metropole Hà Nội. Ngoài ra, khách sạn New World và Le Meridien Sài Gòn tại Tp.HCM cũng cũng đang tìm kiếm nhà đầu tư mới.

Thống kê của Savills tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương về giá trị và xu hướng đầu tư trong khu vực đối với lĩnh vực khách sạn cho thấy Việt Nam đang chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 2% trong tổng số 12 thị trường mà các nhà đầu tư quốc tế hiện diện. Singapore chiếm 10% và Thái Lan là 7%, Trung Quốc đạt tỷ trọng lớn nhất với 20%.

Do đó, đây là giai đoạn để các nhà đầu tư quan tâm đến bất động sản Việt Nam mua những tài sản giá rẻ. Ông John Augustin chia sẻ đã không ít doanh nghiệp Việt Nam chào bán các dự án khách sạn đang triển khai cho The Everly Group.
(Theo DNSG)

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Trung Quốc: tăng mạnh đầu tư Bất Động Sản tại nhiều nước

Truyền thông đại chúng chính là chất xúc tác, kết nối người mua Trung Quốc với các đại lý ở nước ngoài. Một nhà đâu tư tiềm năng từng tin tưởng giao 100 triệu đôla cho đại lý để đầu từ vào nhà dân cư. Có người còn mua nhà ở Houston hay đất nền ở Colorado mà họ chưa từng thị sát.

Đối với một số nhà đầu tư Trung Quốc, bước đầu tiên trong việc mua BĐS hàng triệu đôla ở bên kia bán cầu gần giống hành động mua một chiếc áo thun mới – tìm kiếm và click chuột. 

Trung Quốc là nước kiểm soát ngoại tệ khá chặt chẽ. Người dân chỉ có thể đổi từ NDT sang đôla Mỹ với số lượng 50.000 đôla/ năm. Tuy nhiên, các công ty TQ thì có thể mua được nhiều đôla hơn nên nhều nhà giàu nước này đã nhờ các doanh nghiệp và các cơ quan hợp pháp chuyển các món tiền lớn ra nước ngoài cho việc đầu tư Bất Động Sản.


 Trong sáu tháng cuối năm 2013, trang web Juwai.com (cổng thông tin BĐS hỗ trợ người TQ tìm mua nhà ở nước ngoài) cho biết có 1,1 tỉ đôla giá trị các giao dịch tiềm năng đã được ủy nhiệm cho các nhà môi giới quốc tế. Tuy nhiên, số giao dịch thực sự được hoàn tất vẫn là con số bí ẩn.

Do giá BĐS hạ nhiệt ở Hồng Kông và Singapore, những nơi từ lâu là nam châm hút đầu tư Trung Quốc, tiền đang chảy nhiều hơn vào những thị trường BĐS như New York, Luân Đôn và Sydney. Lần đầu tiên người Trung Quốc đã vượt qua người Nga trở thành nhóm mua căn hộ Manhattan lớn nhất. Theo Savills, các nhà đầu tư TQ đã chi 13,5 tỉ đôla vào BĐS nước ngoài trong năm 2013, nhiều hơn so với 6,3 tỉ đôla một năm trước đó.

Các mạng xã hội ở Trung Quốc như QQ, WeChat và Weibo hiện rất quen thuộc với những nhà đầu tư BĐS trẻ tuổi, nhiều người mới 20 và là dòng giống của các gia đình TQ giàu có. Họ đang định hướng giai đoạn mới về đầu tư BĐS ở nước ngoài của người TQ được dự kiến tăng trưởng 20% mỗi năm trong thập kỷ tới.


 Căn hộ Him Lam    Theo Batdongsan

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Tái cấp vốn hơn 1.200 tỷ để cho vay bất động sản

Gói 30.000 tỷ đồng được tung ra từ đầu tháng 6/2013 theo tinh thần của Nghị quyết 02 của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, trong đó có ngành xây dựng - bất động sản.
 
Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước, đến hết tháng 3/2014, 5 ngân hàng thương mại cổ phần đã được tái cấp vốn 1.205 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ nhà ở, trong đó riêng tháng 3 là hơn 241 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là đơn vị được tái cấp vốn nhiều nhất, tiếp đến là Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

 Đơn vị: tỷ đồng
(*): Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở đến 31/3

Cũng tại 31/3/2014, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở đạt gần 1.450 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 5% tổng nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp và cá nhân tham gia mua nhà.

Thông tin mới nhất được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết tại buổi họp về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản mới đây cho hay, tính đến 15/4/2014, tổng dư nợ cho vay trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã lên khoảng 1.700 tỷ đồng (chiếm 5,6%). Đến giữa tháng 4, các ngân hàng cũng giải ngân được hơn 975 tỷ đồng từ chương trình này, tăng 500 tỷ đồng so với cuối tháng 2. Như vậy, từ đầu năm tới nay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã tăng tốc giải ngân khi tổng vốn "tiêu thụ" được đã tăng gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2013.

 Ngân hàng Nhà nước đã tái cấp vốn 1.200 tỷ đồng cho các ngân hàng tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhận định tiến độ giải ngân vẫn còn thấp khi đến nay mới có 17 dự án được giải ngân và 21 trường hợp được ký hợp đồng vay vốn, bằng 1/4 số dự án Bộ đã chuyển sang Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét, thẩm định. "Quy trình thủ tục điều kiện đối với ngân hàng còn rụt rè do nợ xấu ngân hàng vần còn cao”, lãnh đạo Bộ Xây dựng phát biểu.

Gói 30.000 tỷ đồng được tung ra từ đầu tháng 6/2013 theo tinh thần của Nghị quyết 02 của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, trong đó có ngành xây dựng - bất động sản.

Đối tượng vay vốn bao người thu nhập thấp mua nhà có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội. Với lãi suất cho vay hiện là 5% một năm, gói tín dụng đặt mục tiêu dành tối đa 70% cho người mua nhà vay (khoảng 21.000 tỷ đồng, nhưng đến giữa tháng 4, giải ngân cho các hộ gia đình mới đạt gần 5% mục tiêu.
Bộ Xây dựng cùng Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất mở rộng điều kiện được vay vốn theo gói 30.000 tỷ đồng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, tăng tốc giải ngân.

 Căn hộ Him Lam Theo Vnexpress

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Đề nghị xóa quy hoạch treo tại Quận Tân Bình

Tại buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín về kết quả thực hiện Nghị quyết 16 của HĐND TP về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch trên địa bàn quận ngày 21/4, UBND quận Tân Bình đã đưa ra đề nghị trên. 

21 khu này thuộc chín phường, được đề nghị xóa do không còn phù hợp, không khả thi. Đó là những khu quy hoạch nâng cấp, chỉnh trang, xây dựng chung cư cao tầng nhưng kéo dài quá lâu không thực hiện, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của 3.340 hộ dân tại đây.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín yêu cầu Sở Quy hoạch-Kiến trúc làm việc cụ thể với quận Tân Bình kiểm tra, rà soát 21 khu vực này để có hướng xử lý phù hợp và báo cáo TP xem xét.



Quận Tân Bình cũng kiến nghị TP cho giảm lộ giới tuyến đường Vành đai 1 (trước đây gọi là Vành đai trong) đã quy hoạch 20 năm nhưng cũng chưa thực hiện. Cụ thể, quận đề xuất điều chỉnh lộ giới thành 20 m thay vì 32 m như quy hoạch lâu nay để giảm số hộ bị giải tỏa từ 393 còn 204 hộ.

Về cơ bản, ông Tín cho biết chấp thuận việc giảm lộ giới nhưng “phải xem xét thấu đáo”. Bởi lẽ tuyến đường trên có quy hoạch chung với các quận giáp ranh khác nên phải đảm bảo tính thông suốt. Ông Tín khẳng định mặc dù quy hoạch mang tính định hướng lâu dài nhưng quan điểm của chính quyền là luôn chú trọng vấn đề đảm bảo cuộc sống, quyền lợi của người dân trong khu quy hoạch.
Căn hộ Him lam (Theo PLTP)

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Đề xuất tăng diện tích tối thiểu để nhập hộ khẩu thành phố

Sở Xây dựng Tp.HCM vừa đề xuất diện tích ở tối thiểu để được nhập hộ khẩu tại TP sẽ tăng lên hơn ba lần so với quy định hiện tại.

“Diện tích nhà ở bình quân để cá nhân được đăng ký thường trú thuộc trường hợp thuê, mượn, ở nhờ tại Tp.HCM trong giai đoạn từ đây đến hết năm 2015 là 16-17 m2/người”. Đó là đề xuất của Sở Xây dựng tại Tờ trình về diện tích nhà ở tối thiểu để một người đăng ký nhập hộ khẩu Tp.HCM. Đề xuất này đang được trình các sở, ngành để lấy kiến.

Diện tích ở 16m2/người

Sở Xây dựng cho hay vào năm 2010, UBND TP đã có công văn, chỉ đạo Sở hướng dẫn các cơ quan xác nhận tình trạng nhà ở để lập thủ tục hộ khẩu là 5 m2/người, căn cứ trên Nghị định 56/2010 quy định một số điều của Luật Cư trú. Đến năm 2013, Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung được thông qua. Luật này yêu cầu: “Việc đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân tổ chức phải đảm bảo về diện tích ở bình quân theo quy định của HĐND TP”.

Mới đây, theo đề nghị của ngành công an, UBND TP giao Sở Xây dựng xây dựng diện tích ở tối thiểu tại TP để được nhập hộ khẩu. Sở đã đề xuất hai mức 16 m2 hoặc 17 m2. Đây là kết quả sau tham khảo những nguồn tài liệu như Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 và phương hướng, báo cáo kết quả về chương trình phát triển nhà ở tại TP.
 
Theo đề xuất của Sở xây dựng, diện tích ở tối thiểu để người nhập cư được nhập hộ khẩu
tại TP đã tăng lên hơn ba lần so với quy định hiện nay. 

Cụ thể, Nghị quyết đại hội Đảng bộ đặt ra 18 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó tổng diện tích nhà ở xây dựng tại TP trong năm năm phải đạt 39 triệu m2, còn diện tích nhà ở bình quân đạt được 17m2/người. Sở cho biết: “Đến nay TP đã xây dựng được 24,5 triệu m2 sàn nhà ở. Diện tích nhà ở bình quân đạt 16,4 m2”, từ đó đưa ra mức quy định như trên. Sở lưu ý thêm diện tích trên sẽ là 18 m2 hoặc 19 m2 trong giai đoạn 2016 - 2020. So sánh với Hà Nội, tại khu vực nội thành, diện tích nhà ở đối với người thuê ở được nhập hộ khẩu cũng là 15 m2/người.

Như vậy, diện tích ở tối thiểu để được nhập hộ khẩu tại TP đã tăng lên hơn ba lần so với thực tế đang áp dụng hiện nay. Hiện Sở Tư pháp đồng tình mức nhỏ hơn trong phương án đưa ra, tức 16 m2.

Thận trọng khi áp dụng số liệu trung bình cộng

“Việc này cần hết sức thận trọng. Hiệp hội không nhận được báo cáo kết quả về chương trình phát triển nhà ở nên không có ý kiến về tính chính xác. Tuy nhiên, bản thân tôi băn khoăn về cách tính bình quân để ban hành ra một con số, bắt buộc cho người dân toàn TP”, phát biểu với tư cách cá nhân, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP, cho hay. Theo ông, trên thực tế có người sở hữu hàng ngàn m2 nhà ở thì cũng có người nghèo, căn nhà chỉ vài chục m2. Do đó, nếu tính trung bình cộng rồi kết luận mỗi người ở TP có thể được ở trên diện tích 17-18 m2 là chưa hợp lý. Theo ông Châu, đề nghị và góp ý của các địa phương về thực trạng nhà ở và dân số sẽ cực kỳ cần thiết, nhất là cấp phường, xã, thị trấn vì đây là nơi nắm rõ và chính xác nhất.

Nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP, ông Võ Kim Cương, cho hay lâu nay ông vẫn cực lực phản đối áp dụng chủ nghĩa trung bình cộng trong phát triển đô thị. “Những con số bình quân chỉ áp dụng để đề ra các chiến lược phát triển chứ không phải dựa vào để ban hành quyết sách cụ thể cho người dân vì dễ duy ý chí, mang tính bao cấp và hình thức” - ông góp ý. Theo ông, nâng diện tích nhà ở tối thiểu là một biện pháp để siết việc nhập hộ khẩu vào TP nhưng việc này có thể làm mất lòng dân. “Một đô thị có nhiều cơ hội sẽ thu hút người nhập cư, đó là quy luật tất yếu. Nhiệm vụ của chính quyền là có những chính sách tận dụng được nguồn lực ấy, đi kèm giải quyết quyền lợi cơ bản cho họ như chỗ ở, việc làm, học tập… Chống tập trung quá đông vào khu vực trung tâm là cần thiết nhưng nên thực hiện bằng những giải pháp kinh tế. Can thiệp bằng biện pháp hành chính như hạn chế nhập khẩu không ngăn được số dân đổ về đô thị mà chỉ gây khó khăn cho họ. Cuối cùng, hệ quả cũng do TP giải quyết” - ông phân tích.
(Theo PLTP)

Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Chiến Lược VCBF

Với những cặp vợ chồng trẻ chỉ có thu nhập trung bình và không có hậu thuẫn từ gia đình, ước mơ mua một căn nhà là không phải không thực hiện được. 
 
  Để tìm mua một căn nhà, có một số điểm cơ bản mà người muốn mua nhà cần phải thực hiện như là kiểm tra giá cả của những căn nhà tương tự tại khu vực muốn mua, kiểm tra ngôi nhà kỹ lưỡng để biết tình trạng của ngôi nhà, vị trí, môi trường xung quanh và kế hoạch qui hoạch. Nhưng điều quan trọng nhất là họ phải chuẩn bị đủ nguồn tài chính để mua ngôi nhà.



Có một vài lựa chọn cho người mua nhà để tích lũy tiền như lập sổ tiết kiệm ngân hàng, mua vàng... Thời gian gần đây đã có thêm công cụ mới để việc tích lũy được thực hiện một cách có kỷ luật và có tiềm năng đem lại mức lãi cao hơn là quỹ mở.

Quỹ mở là một hình thức nhiều người góp vốn cho một mục đích đầu tư chung trong khoảng thời gian không giới hạn. Số vốn này sẽ được công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp đứng ra quản lý và đầu tư sinh lời. Việc góp vốn được chứng nhận bằng các chứng chỉ quỹ. Các nhà quản lý quỹ là những người có chuyên môn, kinh nghiệm đầu tư, có nguồn lực để chủ động mua, bán và theo dõi khoản đầu tư. Quỹ mở có thể mang đến lợi nhuận cao nếu quỹ đó có đầu tư vào cổ phiếu. Vì cổ phiếu vốn được xem là một loại tài sản đầu tư dài hạn, thông thường có thể mang lại lợi nhuận cao, như lịch sử đã chứng minh ở nhiều nước.


Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Chiến Lược VCBF (VCBF-TBF) là một quỹ mở của công ty VCBF vừa đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Bằng việc đầu tư tiền vào một danh mục tài sản cân bằng gồm cổ phiếu và trái phiếu, quỹ VCBF-TBF có mục tiêu vừa đem lại lợi nhuận tốt vừa đảm bảo tính an toàn cho người tham gia.

Để giúp mọi người đầu tư vào quỹ VCBF-TBF hiệu quả, VCBF đã giới thiệu Chương Trình Đầu Tư Định Kỳ (SIP). Chương trình SIP sẽ giúp cho các cặp vợ chồng  tiết kiệm tiền, đầu tư vào quỹ với những khoản tiền nhỏ hàng tháng hoặc hàng quý một cách có hệ thống. Việc đầu tư dài hạn vào quỹ với chương trình SIP sẽ giúp các cặp vợ chồng trẻ tích lũy tiền dần dần để sở hữu được ngôi nhà mơ ước. Ví dụ, nếu một gia đình cần tích lũy một khoản tiền là 500 triệu đồng. Nếu họ đầu tư với quỹ trong 8 năm để tích lũy tiền, giả định quỹ có lợi nhuận 10%/năm thì số tiền họ cần tham gia chương trình SIP là 3,5 triệu đồng mỗi tháng. (Đây chỉ là ví dụ minh họa và đó không phải là tỉ suất lợi nhuận cam kết của bất kỳ một quỹ nào của VCBF).

Mặc dù là công cụ đầu tư dài hạn bắt nguồn từ các nước phát triển, quỹ VCBF-TBF và chương trình SIP được thiết kế để phù hợp cả với những gia đình có thu nhập trung bình. Khoản tiền đầu tư tối thiểu ban đầu là 5 triệu đồng và số tiền đầu tư tối thiểu cho các kỳ tiếp theo (từng tháng hoặc từng quý) chỉ là 1 triệu đồng. Hơn nữa, khi cần sử dụng tiền các gia đình có thể rút một phần hoặc toàn bộ số tiền ra bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ cho chính quỹ VCBF-TBF hàng tuần.

Các gia đình có thể an tâm vì quỹ VCBF-TBF được quản lý bởi một đội ngũ các chuyên gia đầu tư có bề dày kinh nghiệm đáng nể. Đặc biệt hơn nữa, công ty VCBF luôn nhận được sự hậu thuẫn của hai công ty mẹ là ngân hàng Vietcombank và Franklin Templeton Investments (FTI). Riêng FTI có hơn 65 năm kinh nghiệm trong việc quản lý quỹ. Tổng tài sản mà FTI đang quản lý tính đến 31/03/2014 đạt 886 tỷ USD.

Tiết kiệm và đầu tư sinh lợi, đó là cách để tích lũy tài chính cho các ước mơ trong cuộc sống. Chỉ cần các cặp vợ chồng lên kế hoạch và lựa chọn hình thức đầu tư một cách thông minh ngay từ bây giờ.

(Theo TTDN)

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Rủi ro khi mua đất giãn dân

Đất giãn dân (ĐGD) lâu nay vẫn được những người tài chính eo hẹp lựa chọn vì có giá rẻ, mua bán nhanh gọn. Tuy nhiên, loại BĐS này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro liên quan tới pháp lý sở hữu và sử dụng nếu khách hàng thiếu hiểu biết. 

Những vùng tập trung đất giãn dân nhiều nhất tại Hà Nội hiên nay là Đông Anh, Hà Trì, Ngô Thì Nhậm (Hà Đông), Nam An Khánh, Tứ Hiệp (Thanh Trì)… Đây là loại BĐS nằm trong ưu tiên lựa chọn của người có nhu cầu ở thực và tài chính eo hẹp. Hiện tại BĐS này vẫn ghi nhận tỷ lệ giao dịch đáng kể trong phân khúc thổ cư ở Hà Nội. Đa phần, các ô ĐGD nằm ở khu vực ven đô, hoặc ít cũng cách trung tâm hồ Hoàn Kiếm trên 15km.

Càng xa, giá càng... "mềm"

Thời điểm cuối năm 2009, phân khúc ĐGD chưa thực sự có nhiều sản phẩm cho người mua lựa chọn. Chỉ lác đác một vài khu đất như Cầu Đơ, Bãi Sậy, Ngô Thì Nhậm (Q.Hà Đông, Hà Nội), nhưng lực hấp dẫn và thanh khoản rất ấn tượng. Khi chưa bốc thăm phân lô, đất ở đây có giá 18-20 triệu đồng/m2, được mua đi bán lại với tần suất liên tục. Cá biệt, nhiều nhà đầu tư "ôm lô" đã trúng lớn sau 2 năm (năm 2011 giá ĐGD Ngô Thì Nhậm vọt lên gấp 2-3 lần đơn giá 2010).

Có thể nói, lượng khách hàng và thanh khoản đối với ĐGD ở Hà Đông luôn vượt xa các địa bàn khác. Cùng giai đoạnát (Quốc Oai)…lại lèo tèo người hỏi mua, dù giá rất "bèo". Cụ thể, năm 2011, giá đất giãn dân (chưa sổ đỏ, chưa bốc thăm phân lô) tại Vân Côn chỉ 5 triệu đồng/m2 (bằng một nửa thổ cư đã có sổ cùng khu vực). Mức giá tương đương đối với những mảnh diện tích trên 150m2 ở Phú Cát, Đ 2 năm trước, khi khu vực Văn Quán, Yên Phúc (Hà Đông) không ngớt khách đặt cọc mua suất, ôm cả lô rộng tới 200m2, những nơi hình thành quỹ ĐGD như Vân Côn (Hoài Đức), Phú Công La (Hoài Đức). Theo một số nhà đầu tư sành sỏi, sở dĩ có tình trạng trên, chính là hạ tầng cơ sở chưa hoàn thiện. Càng xa trung tâm nội đô, đồng nghĩa giá cả sẽ giảm theo tỷ lệ thuận.

 Kinh nghiệm của người trong cuộc cho thấy, từ lúc được phân nhà/đất tới lúc được cấp sổ đỏ là khoảng thời gian…vô định

Yếu tố hạ tầng thực sự là "tấm áo" giúp BĐS "lên đời" nhanh nhất. Chẳng đâu xa, ngay tại Q.Hà Đông, khu đất giãn dân Đa Sỹ đang lôi kéo một số lượng lớn người mua tìm hiểu và đặt vấn đề mua bán. Anh Tuấn, chính chủ một ô đất ngót 40m2 tại đây chia sẻ: "Tôi vừa bán thành công ô ĐGD, với giá 1,7 tỷ đồng. Điều kiện giao thông, dân trí, bộ mặt đô thị ở Hà Đông đã biến chuyển tích cực 2 năm qua (kể từ thời điểm chủ đất mua), lại thêm không quá xa trung tâm, khiến cho người mua quyết định xuống tiền… vô tư.

"Trái đắng" trực chờ

Đương nhiên, ngoại trừ những người may mắn mua được khoảnh ĐGD nhỏ xinh (trên 30m2), vừa túi tiền, thị trường luôn chứng kiến vô vàn cảnh khổ của khách hàng vớ phải hàng "không rõ xuất xứ".
Một người mua miếng đất rất đẹp ở Phú Cát (diện tích 70m2, giá 8 triệu đồng/m2, ngõ rộng hai ô tô con đi vừa), buồn bã nói: "Mua xong mảnh đất ở đây từ vài năm trước với giấy tờ viết tay, có chứng nhận của phường. Vị trí ở cuối đường Láng – Hòa Lạc chếch Xuân Mai, từng được gọi là "tam giác vàng" của Hà Nội những năm 2009-2010". Bỏ ra hơn 600 triệu đồng, người mua nuôi hy vọng nhận được sổ đỏ (theo lời người bán là đang chờ sổ). Nhưng đến nay, Xuân Mai đã "lột xác" hoàn toàn, với tốc độ phát triển kinh tế – đô thị chóng mặt, sổ đỏ vẫn chưa thấy đâu, thậm chí chủ đất trước ra giá 300 triệu đồng mới tạo điều kiện thực hiện xin cấp.

Ngoài chuyện cả tin (mua bán viết tay, chờ sổ đỏ) rồi bị bên bán "lật kèo" (vì giá đất lên cao so với thời điểm giao dịch), kiến thức về ĐGD của nhiều người quá "khiêm tốn". Tìm tới khu vực Hà Cầu, một trung tâm quy tụ nhiều sản phẩm ĐGD, khá nhiều gia chủ tự đúc rút ra kinh nghiệm và kiến thức căn bản nhất đối với loại hình BĐS này. Theo đó, ĐGD là đất do chính quyền địa phương cấp cho các hộ gia đình đông người (có khẩu nông nghiệp), hoàn cảnh khó khăn không mua được đất ở hoặc không có, không đủ chỗ để ở. ĐGD do cơ quan chức năng cấp quận, huyện phê duyệt và được cấp sổ đỏ. Ngoài ra, ĐGD vẫn phải đóng tiền sử dụng (với mức rất thấp). Tại Hà Nội, nhiều khu quy hoạch ĐGD thường là rìa làng, đất hoang chưa sử dụng vào mục đích gì như gò, những khoảng đất trống không canh tác nông nghiệp, những nơi không có dân cư…

Tiếp đến, về thời hạn, ĐGD gồm 2 loại: sử dụng có thời hạn giao cho để làm kinh tế như canh tác, nuôi trồng…) và sử dụng lâu năm (để ở, có sổ). Và "bi kịch" xảy đến với người mua thường liên quan tới loại đất để ở. Kinh nghiệm của người trong cuộc cho thấy, từ lúc được phân nhà tới lúc được cấp sổ đỏ là khoảng thời gian… vô định.

Thực tế, dân cư tìm về khu giãn dân thường là tứ xứ, dẫn tới phức tạp về an ninh, lối sống. Thủ tục pháp lý về lý thuyết là "ổn", nhưng hoàn thành thủ tục và thực hiện trọn vẹn hạ tầng điện, đường lại nằm ở doanh nghiệp. Bài học về ĐGD: không nên mua để ở; mua để kinh doanh tích trữ thì nên, nhưng cần đảm bảo giấy tờ pháp lý về dự án, khả năng tài chính và chuyên môn của chủ đầu tư… để đưa ra lựa chọn chính xác nhất.
Căn hộ him Lam (Theo TBKD)

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Dừng cấp phép dự án bất động sản?

Câu chuyện dừng cấp phép dự án mới một lần nữa được hâm nóng tại phiêp họp Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì ngày 18/4.
 
Tại hội nghị, Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam một mặt đánh giá thị trường đang có tín hiệu tích cực về thanh khoản, giá cả, tồn kho, nhưng cả nước đang có tới 2.800 dự án dở dang trong tổng số 4.000 dự án.

“Để giải quyết lượng hàng tồn kho ứ đọng, Bộ Xây dựng đề nghị dừng cấp phép dự án mới”, ông Nam cho hay.

Theo Bộ Xây dựng, tổng giá trị tồn kho bất động sản hiện còn còn gần 92.700 tỷ đồng. Trong đó, chung cư tồn khoảng 19.210 căn, tương đương 28.582 tỷ đồng. Tồn kho đất nền nhà ở khoảng hơn 9 triệu m2, tương đương 33.880  tỷ đồng.

 Thị trường bộng sản đã khởi sắc nhưng hàng tồn kho vẫn lớn

Đồng tình với đề xuất dừng cấp phép dự án mới , Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Trần Ngọc Hùng bổ sung, thực tế nhiều chung cư biệt thự vẫn bỏ hoang, chỉ có 40% sáng đèn. Tuy vậy, ông Hùng cho rằng việc dừng hay không cũng cần được xem xét dựa trên các tiêu chí cụ thể. “Chúng tôi đề nghị dừng cấp phép dự án mới cần thiết thu hồi tạm ngừng dự án dở dang những cần thêm tiêu chí giữa cung và cầu. Dự án mới gần trung tâm nhu cầu tăng thì vẫn có thể triển khai”, ông Hùng đề nghị.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, việc giải quyết hậu quả những dự án tồn kho không liên quan đến vấn đề cấp phép cho dự án mới. Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Trung Tín nêu quan điểm, việc ngừng cấp phép các dự án mới sẽ gây không ít khó khăn đối khi nhiều dự án đã mất công làm thủ tục pháp lý trong suốt thời gian dài, mặt bằng đã xong, đến thời điểm chốt giấy phép triển khai lại không được.

“Việc dừng hoàn toàn dự án mới lúc này cũng không khác một hoạt động đóng băng mới với thị trường. Cần giải quyết tồn kho dự án mới nhưng không nên cực đoan với dự án mới”, ông Tín nói.
Tại hội nghị một số ý kiến cho rằng, chỉ nên dừng các dự án chậm tiến độ thay vì các dự án mới. Đối với các trường hợp khó khăn trong việc giải quyết mặt bằng cần điều chỉnh quy mô dự án và nhà đầu tư phải chứng minh năng lực mới cho triển khai.

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng giải thích, trong khi hàng tồn kho lớn, nhiệm vụ cấp bách là cần tập trung xử lý hàng tồn kho thông qua việc cơ cấu dự án đồng thời rà soát lại theo Chỉ thị 2196 của Thủ tướng về việc dừng, tạm dừng các dự án. Bộ trưởng cho rằng, việc cấp phép tràn lan các dự án vừa qua làm thị trường địa ốc lâm vào tình cảnh khó khăn. Thực tế nhiều dự án bất động sản có phép cũng chưa làm vì không có thị trường. Bởi vậy không nên cho cấp phép dự án mới.

Theo người đứng đầu ngành xây dựng, việc tạm dừng cấp phép dự án mới cũng chỉ trong năm 2014. Ngoài ra, những dự án đặc biệt, được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư thì vẫn được cấp phép triển khai.

Đồng tình quan điểm với Bộ trưởng Dũng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, trong bối cảnh tồn kho lớn, cần tập trung nguồn lực để giải quyết. Các địa phương cần tiếp tục rà soát theo Chỉ thị 2196, ưu tiên tín dụng hoàn thành các dự án dở dang. Nếu dồn sức cho công trình mới thì sẽ dẫn đến bất động sản tiếp tục tồn kho, kinh tế khó khăn. "Dự án mới xin triển khai, trình bày thì rất tốt, cuối cùng không bán được bỏ đấy lại điệp khúc xin lỗi. Dù nói việc chuẩn bị đã triển khai, tiền đầu tư trước giai đoạn chờ xin cấp phép đã nhiều  lại bị dừng thì cũng đành chịu”, Phó Thủ tướng thẳng thắn.

“Thay vì hoàn toàn để thị trường vận động, cần có sự can thiệp của nhà nước nhất là bất động sản gắn với việc sử dụng đất đai. Điều này không có nghĩa là phi thị trường”, Bộ trưởng thẳng thắn.

Theo phó thủ tướng, cần dừng cấp phép dự án mới để giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho địa ốc. Chỉ các dự án hết sức đặc biệt mới được triển khai. Đối với dự án mới trình Thủ tướng Bộ Xây dựng cần tiếp kiểm tra, rà soát.

Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng nhắc nhở, trong khi nguồn cung nhà ở đang hạn chế, người dân cũng như doanh nghiệp chưa mặn mà với việc xây nhà để cho thuê. Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là cần có biện pháp chuyển tư duy mua nhà để ở sang thói quen đi thuê nhà. Thủ tướng cũng lưu ý các bộ ngành cần có cơ chế chính sách cần minh bạch thông thoáng để doanh nghiệp hào hứng đầu tư xây dựng các dự án bất động sản và người dân có điều kiện thua, thuê mua nhà. “Tránh để tình trạng người đầu tư thấy khó khăn không có lợi, không có hiệu quả, hay là bị cảm thấy hắt hủi”, ông Hải nói.

 Theo Vnexpress

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Tiện ích đầy đủ và cao cấp phục vụ cư dân Him Lam Riverside

Tính từ đầu năm tới nay, hơn 100 căn hộ Him Lam Riverside đã được bàn giao. Với việc cộng đồng dân cư Him Lam Riverside đều là các chuyên gia nước ngoài, chủ doanh nghiệp, việt kiều... chủ đầu tư dự án luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những dịch vụ, tiện ích đầy đủ, hiện đại, chất lượng cuộc sống đạt chuẩn cao cấp ngay tại nơi an cư của mình.

Him Lam Riverside chăm sóc cư dân bằng dịch vụ tiện ích cao cấp

Kể từ khi ra mắt thị trường đến nay, Him Lam Riverside đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng nhờ các yếu tố như thống giao thông kết nối hoàn chỉnh đến các khu vực lân cận, thiết kế căn hộ thoáng mát, và một loạt tiện ích kèm theo như trường Quốc tế V-Star, khu vui chơi giáo dục Vietopia lớn nhất châu Á, công viên dọc bờ sông…

 khu vui chơi Vietopia

 Không gian phòng GYM sang trọng và hiện đại tại Him Lam Riverside

Đó là chưa kể ngay trong nội khu Him Lam Riverside, chủ đầu tư cũng đã đưa vào hoạt động các tiện ích như quán cà phê, nhà hàng, siêu thị, phòng tập GYM,…đảm bảo một không gian sống tiện nghi không dễ tìm thấy ở nơi khác. Nhờ đó, cuộc sống của cư dân Him Lam Riverside trở nên thoải mái, nhẹ nhàng khi chỉ với vài bước chân là đã có thể thỏa thích mua sắm tại siêu thị, tận hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe  hay vừa hàn huyên với người thân vừa nhâm nhi  ly cà phê thơm lừng và nhìn ngắm con trẻ vui đùa trong hoa viên nội khu. Các dịch vụ tiện ích như giặt ủi, giữ trẻ…cũng được đầu tư theo tiêu chuẩn cao cấp để mang lại cho cư dân thêm nhiều thời gian thụ hưởng cuộc sống.

Các dịch vụ tiện ích tại Him Lam Riverside được phục vụ đến từng căn hộ


Chị Nguyễn Thu Hương, chia sẻ: “Điều kiện dịch vụ và tiện ích ở đây khá hoàn hảo, nhưng tôi thực sự rất bất ngờ khi phí dịch vụ quản lý chủ đầu tư chỉ áp dụng ở mức 6.000 đồng/m2 và phí đậu xe hơi là 1 triệu đồng/xe/tháng. Không những vậy, dịch vụ quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, an ninh 24/24h, vệ sinh được sắp xếp một cách tối ưu nhất để đảm bảo cuộc sống yên bình và an toàn cho cư dân.

Chào đón chủ nhân những căn hộ cuối cùng với lịch thanh toán 60 tháng

Thông tin từ đơn vị kinh doanh dự án cho biết,  hiện tại Him Lam Riverside đang triển khai các chính sách bán hàng hấp dẫn, tạo điều kiện cho người có nhu cầu được sở hữu căn hộ cao cấp. Khách hàng mua trong đợt này vừa được chủ đầu tư cam kết thuê lại căn hộ với giá từ 18- 24 triệu đồng/ tháng, được tặng toàn bộ thiết bị nội thất cao cấp có giá lên đến cả tỷ đồng, và đặc biệt còn được hưởng chính sách thanh toán 50%, 50 còn lại trả chậm dài hạn trong 60 tháng để giảm sức ép tài chính.


Cộng đồng dân cư trở nên nhộn nhịp tại Him Lam Riverside (Khu ĐTM Him Lam Tân Hưng, đối diện Lotte Q7)
 
Đại diện Công ty Him Lam Land phát biểu: “với vai trò là nhà đầu tư, phát triển bất động sản chuyên nghiệp, chúng tôi đang từng bước cung cấp cho khách hàng không chỉ các sản phẩm bất động sản chất lượng cao mà còn kiến tạo môi trường sống với dịch vụ và tiện ích hoàn hảo. Đó cũng là lợi thế cạnh tranh khác biệt đưa Him Lam Riverside trở thành một nơi tận hưởng cuộc sống một cách ý nghĩa nhất.”.

Để biết thêm thông tin và tham quan căn hộ, độc giả có thể liên hệ:
Hotline: 0909007018
Website: www.canhohimlam.vn

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Thị trường cho thuê quý I/2014: cơ hội vượt khó

Theo khảo sát từ Batdongsan.com.vn, chuyển biến lớn nhất ở thị trường BĐS cho thuê trong quý I-2014 là sự vực dậy ngoạn mục đối với phân khúc văn phòng, căn hộ cho thuê ở khu vực phía Nam và tiềm năng từ phân khúc nhà xưởng cho thuê tại thị trường phía Bắc.


Trong 3 tháng đầu năm 2014, thị trường văn phòng cho thuê tại Tp. HCM đón nhận nhiều tín hiệu khởi sắc, dự báo cho một chu kỳ hoạt động ổn định và đi lên của thị trường, giá thuê văn phòng tại đây tăng nhẹ, tỷ lệ trống giảm.


Nhìn chung toàn thị trường, giá thuê ước lượng tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ở phân khúc văn phòng hạng A, giá thuê đạt 33 - 35USD/m2/tháng, tăng 7,7%; hạng B là 19 - 24 USD/m2/tháng, tăng 8,5% so với; hạng C giá dao động từ 13 -19USD/m2/tháng. Các khu văn phòng hạng A như Vincom Center, Vincom Financial Tower, Bitexco Financial Tower, Saigon Centre Building… đều có tỷ lệ lấp đầy hơn 85%. Dự báo, trong những quý tiếp theo, nguồn cung văn phòng hạng A, B sẽ tiếp tục ổn định, tuy nhiên, cho đến cuối năm nay, nguồn cung văn phòng ở phân khúc này sẽ rơi vào khan hiếm. Hiện tại trong 4 dự án văn phòng loại A đang xây dựng chỉ có dự án MB Sunny Tower sắp đi vào khai thác, còn các dự án khác vẫn chưa hoàn thiện.

Theo các chuyên gia, sự ổn định của kinh tế vĩ mô, các chính sách hỗ trợ từ nhà nước giúp Tp.HCM đón nhiều cơ hội đầu tư mới, nhu cầu thuê mướn văn phòng tăng cao trong khi nguồn cung mới còn hạn hẹp sẽ tạo đầu ra vững vàng cho phân khúc này trong thời gian tới.



Tòa nhà văn phòng Vincom Center


Khác với Tp.HCM, thị trường cho thuê văn phòng ở Hà Nội yên ắng hơn. So với giai đoạn cùng kỳ năm 2013, nhu cầu thuê BĐS có phần giảm sút. Trong quý I, tại Hà Nội có các tòa văn phòng mới như Hadico Tower; Gelex Towerr; PSID Tower đi vào hoạt động, dự kiến từ nay tới cuối năm, thị trường sẽ đón nhận thêm thêm 15 tòa văn phòng khác khiến cho nguồn cung văn phòng ở Hà Nội tiếp tục gia tăng. Cùng với việc tỷ lệ trống sẵn có trên thị trường chưa được cải thiện, sức tiêu thụ không tăng, sức ép giảm giá trên thị trường văn phòng cho thuê ở Hà Nội sẽ lớn hơn trong quý II tới. Các công ty quốc tế, đối tượng hướng đến của khu văn phòng hạng A, gần đây cũng chuyển hướng sang thuê các văn phòng khu vực phía Tây, nơi có mức giá rẻ.


Chính sách ưu đãi và hạ giá để kích cầu chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Hiện tại giá thuê văn phòng hạng A khu vực trung tâm tại Hà Nội, từ 30 - 38 USD/m2/tháng đã giảm 5- 7% so với cùng kỳ năm trước; hạng A khu vực phía Tây giá từ 20-25 USD/m2/tháng; hạng B giá chào thuê từ 25 - 35 USD trong năm 2013 nay giảm xuống còn 15 - 24 USD/m2/tháng.


Các tòa văn phòng khu vực các quận Cầu Giấy, Từ Liêm có lượng khách tìm thuê khả quan nhất nhưng cũng chủ yếu rơi vào các văn phòng có diện tích nhỏ từ 30-80m2, giá thuê thấp 10 -21 USD/m2/tháng.


Trong năm 2014, nguồn cung văn phòng mới sẽ tăng khoảng 500.000m2 ở cả hạng A, B và C. Nguồn cung tăng sẽ khiến cho xu hướng giảm giá khó có thể dừng lại và cho đến cuối năm nay, bài toán đầu ra cho phân khúc văn phòng ở Hà Nội vẫn chưa thể có lời giải.


Ở khối kho xưởng, khách thuê chủ yếu là doanh nghiệp nước ngoài và tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp (KCN) Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên... Trong đó, mức giá thuê kho xưởng tại Bắc Ninh cao nhất, từ 2.5 -3.5 USD/m2; giá thuê tại Hà Nội và Hưng Yên rẻ hơn, giao động từ 1,5-2,5 USD/m2. Không tốn nhiều chi phí nhân công, được hưởng chính sách ưu đãi về thuế, chi phí thuê đất phải chăng và cơ sở vật chất đảm bảo là những yếu tố khiến các doanh nghiệp ngoại như Hàn Quốc, Trung Quốc hình thành xu hướng chuyển cơ sở sản xuất đến Việt Nam. Sắp tới, khi mà nguồn cung kho xưởng quanh khu vực Hà Nội chưa có kế hoạch tăng thêm, cộng với xu hướng ngày càng mở rộng phạm vi sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phân khúc cho thuê kho xưởng phía Bắc được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc hơn nữa.


 Kho, nhà xưởng tại KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh


Nhu cầu thuê mặt bằng kho xưởng tại Bình Dương, Vũng Tàu trong quý này cũng giữ ở mức ổn định. Ông Hoàng Quang Bảo, đại diện kinh doanh Công ty Phú Mỹ Quốc Tế nhận định: Trong quý 1, 2014, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài thuê mướn nhà xưởng tại Vũng Tàu đang tăng, trong đó 70% là các doanh nghiệp nước ngoài đến từ Hàn Quốc, TQ, Đài Loan và Nhật… Các khu nhà xưởng có sẵn, xây dụng khang trang,hỗ trợ thủ tục giấy phép đầu tư, có vị trí nằm gần cầu cảng ở khu vực Phú Mỹ, Tân Thành được khách tìm kiếm nhiều. Giá thuê khá dễ chịu, trong khoảng từ 30.000 – 40.000 nghìn/m2, nên tiêu thụ tốt. Nhìn chung giá cho thuê tại các KCN tiêu chuẩn Tp.HCM và các tỉnh tương đối đồng đều, giao độngtừ 1,5 - 4 USD/m2.


Trong quý I-2014, phân khúc căn hộ cho thuê ở Hà Nội không có nhiều chuyển biến. Chiêu bài hạ giá thành kèm khuyến mãi vẫn chưa đủ sức thu hút khách hàng. Hai dự án căn hộ mới là Royal City (mức giá thuê 600 -1300 USD/tháng) và Times City (8-18tr/căn) được đưa vào sử dụng từ đầu năm nhưng lượng tiêu thụ không mấy khả quan dù đã miễn phí dịch vụ trong 10 năm. Khách chủ yếu tìm thuê các căn hộ có giá bình dân hơn, từ 8 -12tr/tháng, tại Cầu Giấy, Từ Liêm. Nguồn cung dự án căn hộ của Hà Nội còn nhiều trong khi lượng cầu không tăng sẽ tạo sức ép cho đầu ra trong các quý sau.

Trong khi phân khúc căn hộ cho thuê ở Hà Nội đang lao đao với bài toán kích cầu thì ở phía Nam, phân khúc này đang sinh lời rất tốt. Qua khảo sát thị trường cho thấy đây là phân khúc có lượng tiêu thụ khả quan nhất. Căn hộ cho thuê  2 đến 3 phòng ngủ thuộc các dự án The Vista, Estella (quận 2), The Sunrise City, HimLam Riverside (quận 7) đang cháy hàng. Mức giá thuê dao động từ 700 - 1600 USD/căn.

Ông Lê Quang Khanh, đại diện kinh doanh của Công ty Cổ phần Đất Vàng (Goden Land), cho biết: Từ đầu năm đến nay, phân khúc căn hộ cho thuê có lượng tiêu thụ khả quan. Khách hàng ưu tiên lựa chọn các căn hộ vì vừa đáp ứng được nhu cầu sinh sống vừa có thể sử dụng vào mục đích kinh doanh. Đến hiện tại, dự án khu căn hộ ở làng The Oasis tại Thuận An do công ty này phân phối có tỷ lệ tiêu thụ cao, giá thuê trung bình từ 700-1200USD/căn, khách hàng chủ yếu là người nước ngoài. Phân khúc nhà xưởng cũng khá ổn định, nhà xưởng ở khu Tam Phước và Nhơn Trạch luôn trong Top tìm thuê với giá giao động từ 30.000-60.000 nghìn/m2.


Ở khu vực Long An, Vũng Tàu, Bình Dương, do các doanh nghiệp tận dụng hình thức căn hộ văn phòng hay liên kết cùng thuê để giảm thiểu chi phí nên thị trường tiêu thụ cao ốc văn phòng không sôi động như Tp.HCM. Nhu cầu thuê mướn BĐS tại đây tập trung vào phân khúc căn hộ và kho xưởng.

Sở dĩ giao dịch BĐS ấm lên trong thời gian qua chủ yếu là do nền kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, nhu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều hơn. Thời gian tới, khi những chính sách mới của nhà nước được triển khai, thị trưởng sẽ tiếp tục đón nhận nhiều tín hiệu tốt. Biết nắm bắt cơ hội, phát huy lợi thế sẵn có kết hợp với những điều chỉnh thông minh, thị trường BĐS cho thuê đặt biệt là ở Hà Nội (nơi đang có lợi thế về nguồn cung phong phú) có thể tạo ra những chuyển biến mới theo hướng tích cực.

Thông tư số 2 có bật đèn xanh cho những dự án sai phạm?

Ông Bùi Trung Dung - Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng Bộ Xây dựng đã có những quan điểm về việc Thông tư 02/TT-BXD cho phép các công trình xây dựng không phép, sai phép sẽ được tồn tại. 

- Dư luận lo ngại Thông tư 02 có hiệu lực ngày 2/4 sẽ “bật đèn xanh” cho những công trình sai phạm “nở rộ”, thưa ông ?

Thông tư 02 ra đời nhằm xử lý một số trường hợp xây dựng sai phép, không phép, sau khi hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng mới bị phát hiện, trong trường hợp nếu buộc phá dỡ thì cũng gây lãng phí lớn cho xã hội, có những trường hợp đã kéo dài nhiều năm nhưng cũng chưa xử lý được triệt để.

Các công trình áp dụng quy định này phải đảm bảo điều kiện không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp, chứ quy định mới này không áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng sai phép, không phép... Do vậy, sẽ không  có chuyện vì Thông tư 02 mà những sai phạm trên nở rộ.





Ông Bùi Trung Dung - Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng Bộ Xây dựng
 
- Nhưng mức phạt theo quy định quá thấp cũng sẽ là một cách “bật đèn xanh”, thưa ông?

Thứ nhất, tôi muốn trao đổi quan điểm của tôi về "mức tiền phạt". Theo quy định về nhân quyền và Hiến pháp cũng quy định về quyền con người thì việc phạt tiền của người dân là đã tước đoạt của họ một phần sức lao động. Vì vậy khi xây dựng mức phạt tiền phải rất thận trọng. Về nguyên tắc nếu tiền phạt bị trừ vào lương thì không được quá 1/3 tháng lương.

Còn phạt tổ chức vi phạm thì cũng phải thận trọng. Thận trọng vì tổ chức đó có tiền phúc lợi để nộp phạt không? Nếu họ lại lấy tiền kinh doanh của tổ chức ra nộp thì là việc "nhà nước phạt nhân dân". Bởi lẽ, sau khi phạt xong thì tổ chức lại hạch toán tiền phạt vào giá thành và tiền lãi sẽ giảm?! Không có tiền lãi có nghĩa là không có thuế thu nhập DN. Còn người dân vẫn phải trả đủ tiền xây nhà. Hơn nữa, tiền phạt thì Nhà nước lại "lại quả" cho cái "ông" đi phạt một phần lớn để họ chi tiêu.

Vì vậy theo tôi, dư luận cứ băn khoăn về chế tài "phạt tiền" ít nhiều khi cũng chưa hẳn là đúng. Do đó, tôi không bình luận về mức phạt vì tôi cho rằng về thủ tục pháp lý để mà phạt được cũng còn dài lắm.

- Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để xảy ra hiện tượng xây dựng sai phép, không phép là lỗi của cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu hợp pháp hóa những công trình sai phép như thế thì diện mạo đô thị sẽ ảnh hưởng, kỷ cương phép nước không còn. Còn quan điểm của ông ?

Thực tế hiện nay, các công trình nhà ở riêng lẻ có một số sai phạm không "hại ai cả" không ít. Vì vậy, việc những công trình này được tồn tại trong sự quản lý cả người dân và Nhà nước đều mong muốn.
Nhà nước thu được tiền nghĩa vụ trước mắt và lâu dài của chủ sở hữu, hay được hiểu rằng công lý đã được thực thi. Người dân thì được thực thi công lý thì cũng yên tâm sẽ được bảo vệ "bất động sản" của mình. Theo điều tra, hiện nay ở đô thị lớn như TP HCM còn tồn đọng hơn 60 nghìn nhà ở riêng lẻ trong các khu đô thị có quy hoạch tỷ lệ đến 1/500 không làm được giấy tờ nhà. Nguyên nhân phần nhiều là xây dựng không theo "nhà mẫu". Hoặc còn rất nhiều nhà xây không phép ngay trong lòng Thủ đô cũng không thể làm được giấy tờ do chưa có giấy tờ về đất đai.

Nhìn từ trách nhiệm của Nhà nước, khi để xảy ra tồn tại trong xã hội thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm chính trước nhân dân. Nên có một số ý kiến cho rằng tồn tại trong xã hội lỗi tại Nhà nước là đúng. Vì bản chất của Nhà nước là được sinh ra để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội.

Mặt khác, khi cấp phép xây dựng thì giữa người dân và cơ quan cấp phép cũng đã phải căn cứ các quy định của pháp luật về chỉ giới đường đỏ, về chỉ giới xây dựng, về chiều cao công trình, về mật độ, về khoảng lùi, về kiến trúc, về chỗ để xe mô tô, chỗ để xe ôtô... để cấp phép. Vì vậy sự lo ngại "diện mạo đô thị sẽ xấu, kỷ cương phép nước không còn" đặt ra là có cơ sở nhưng khả năng xảy ra là quá ít (nếu có) trong khi cái được lại rất nhiều như tôi đã phân tích ở trên.

- Vậy những trường hợp sai phép trước đó thì xử lý ra sao thưa ông?

Nghị định 121 cũng quy định, các trường hợp xây dựng sai phép hoặc không phép, nếu bị phát hiện thì phải được xử lý theo Nghị định 180 là dỡ bỏ hoặc đình chỉ thi công. Nghị định 121 chỉ áp dụng cho các trường hợp đã xây dựng xong trước ngày nghị định 121 có hiệu lực.

Hơn nữa, tôi cũng lưu ý một thực trạng là thủ tục về đất đai hiện nay rất chậm, làm cản trở sự phát triển nhà ở của người dân, phần nào đã đẩy người dân vào việc xây nhà không phép.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo DĐDN)

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Có nên áp giá trần cho nhà ở xã hội ?



Trao đổi với VnEconomy, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà nói, thông thường giá nhà nói chung phụ thuộc vào vị trí. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào quy mô công trình, nhà cao hoặc những nơi xử lý nền móng phức tạp...

Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản nhận định: "Tùy từng điều kiện, tùy từng loại nhà mà có giá thành xây dựng khác nhau. Còn khống chế nhà ở xã hội chỉ được phép bán 8 - 10 triệu đồng mỗi m2 thì không phù hợp. Chúng ta không thể áp một mức giá cố định, mà chỉ nên khống chế trên cơ sở đưa ra mức lãi định mức của doanh nghiệp mà thôi".



 
Ông Nguyễn Mạnh Hà

- Nhưng đó là đối với các dự án thương mại, còn với nhà ở xã hội, khi mà nhà nước cho chủ đầu tư hưởng ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, lãi vay… thì cũng cần phải không chế mức giá bán ra?

Tôi cho rằng khống chế mức giá trần đối với nhà ở xã hội là không phù hợp. Doanh nghiệp làm nhà xã hội cũng phải thu hồi vốn, và Nhà nước đã khống chế lãi định mức 10%.

Tùy từng điều kiện, tùy từng loại nhà mà có giá thành xây dựng khác nhau. Còn khống chế nhà ở xã hội chỉ được phép bán 8 - 10 triệu đồng mỗi m2 thì không phù hợp. Chúng ta không thể áp một mức giá cố định, mà chỉ nên khống chế trên cơ sở đưa ra mức lãi định mức của doanh nghiệp mà thôi.

- Một đại diện của Vinaconex mới đây cho rằng, giá nhà xã hội cao là do phải mất chi phí khá lớn cho khâu lập thiết kế, thẩm định, trong khi Bộ Xây dựng lại có sẵn mẫu. Tại sao không cung cấp cho các doanh nghiệp để giảm giá nhà?

Thực ra mô hình nhà ở xã hội đã có, còn tiêu chuẩn thiết kế quy định nhà ở xã hội có diện tích từ 30 - 70 m2 mỗi căn. Hiện nay, Bộ Xây dựng đã mở rộng ra nhà xã hội có cả thấp tầng, khu đô thị nhỏ hoặc những vùng xa chứ không khống chế cụ thể xây 5, 7 hay 15 tầng.

Nhà xã hội quy mô thế nào còn phụ thuộc quy hoạch của từng vùng đất, do vậy Nhà nước chỉ quy định mức diện tích tối thiểu và tối đa của căn hộ, chứ không thể khống chế bao nhiêu phòng hay bao nhiêu tầng.

- Người dân hiện tỏ ra khá bức xúc khi giá nhà ở xã hội công bố ban đầu đã khá cao, song một số chủ đầu tư lại còn khẳng định “đó mới chỉ là tạm tính”. Cơ quan quản lý có giám sát thực tế này?

Các suất đầu tư để được vay vốn phải có dự toán và quyết toán, thông qua sổ sách, việc đầu tư kinh doanh không như ra ngoài chợ mua một mớ rau. Khi chủ đầu tư bắt đầu bán căn hộ, dự án mới chỉ xây xong móng.

Có công trình, để xây xong phải mất hai năm. Khi bắt đầu bán thì có cả yếu tố trượt giá. Do vậy, giá khi bán mới chỉ là tạm tính. Khi quyết toán xong mới là giá hiện thực.

- Vậy sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ có động thái gì để người dân có thể tiếp cận nhà ở xã hội một cách đúng nghĩa nhưng cũng tránh được tâm lý ỷ lại?

Tôi phải khẳng định rằng, việc phát triển nhà ở xã hội phải đảm bảo một trong những nguyên tắc cơ bản là nhà nước, xã hội và người dân cùng tham gia. Do vậy, Nhà nước có chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ một phần các khoản như tiền sử dụng đất hoặc là hỗ trợ tín dụng, vay vốn ưu đãi cho những người mua nhà hoặc chủ đầu tư. Nhưng chủ yếu vẫn là người dân cần cố gắng tiết kiệm tạo thêm thu nhập, làm sao để trả lại được tiền vay cũng như tạo lập nhà ở cho mình.

Khung pháp lý phát triển nhà ở xã hội cơ bản đã được hoàn thành, đặc biệt là chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 đã được phê duyệt. Ngoài ra còn có Nghị định 188 về quản lý và phát triển nhà ở xã hội…

Sắp tới, Bộ Xây dựng sẽ phải khảo sát nhu cầu thực về nhà ở của các địa phương cho từng loại đối tượng để có kế hoạch triển khai cụ thể. Tùy từng loại đối tượng chúng ta sẽ có những mô hình thích hợp để phát triển nhà ở xã hội, phục vụ cho các đối tượng đó.
(Theo Vneconomy)